bài viết trình bày quan điểm cá nhân của mình, không có ý định dìm hàng hay tâng bốc bất cứ blockchain nào, dựa trên fact chủ yếu về công nghệ
- Before Bitcoin - the 0 generation
- Bitcoin - the 1st generation
- Ethereum - the 2nd generation
- The next generation
Before Bitcoin - the 0 generation
Lý thuyết về các hệ thống phân tán, phi tập trung, tiền điện từ trên thực tế có từ rất lâu đời rồi, có thể kể đến
- David Chum với công trình lý thuyết về digital cash từ những năm 198x
- Adam Back, hiện đang là CEO của Blockstream, đã giơi thiệu
hashcash
từ 1997 - Wei Dai, giới thiệu
b-money
vàProof-of-Work
vào 1998. Wei sau này chính là đơn vị nhỏ nhất của Ethereum. 1 ETH = 10^18 wei. - Cùng thời điêm, Nick Szabo giới thiệu
BitGold
. Szabo sau nay cũng được đặt tên cho một đơn vị của Etherum. 1 ETH = 10^6 szabo. - Hal Finney giới thiệu RPOW (Reusable Proof of Work) vào 2004. Finney sau nay cũng được đặt tên cho một đơn vị của Etherum. 1 ETH = 10^3 finney.
và nhiều công trình khác nữa của những nhà nghiên cứu thế hệ mới, nhưng tất cả dừng lại ở mức lý thuyết, cho tới 2009 khi Bitcoin ra đời.
Lý do để các công trình đều không thể hiện thực hóa được, có lẽ đến từ rào cản của CAP theorem
. Theo đó bất cứ hệ thống phân tán nào đều không thể đạt được 3 yếu tố sau cùng một lúc:
- C - Consistensy: hệ thống phải có trạng thái giống nhau tại mọi node
- A - Availability: hệ thống luôn luôn phải sống
- P - Partial tolerance: Hệ thống phải vẫn hoạt động tốt dù một phần có thể bị down
Có nghĩa là một hệ thống như blockchan hầu như về lý thuyết là không hoạt động được ? Cho tới khi sự ra đời của Bitcoin.
Bitcoin - the 1st generation
Năm 2008 Satoshi Nakamoto giới thiệu paper Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System
và năm 2009 cho ra đời blockchain đầu tiên - Bitcoin.
Không hề ngạc nhiên, Bitcoin cũng không giải quyết được bài toán CAP theorem, nhưng nó chấp nhận “thỏa hiệp”, Consitency giờ trở thành “Eventual Consistency”, có nghĩa là trạng thái giống nhau sẽ đạt được dần dần theo thời gian.
Theo đó Bitcoin sẽ luôn hoạt động (Availability), kể cả khi một phần mạng lưới chết (Partial tolerance), và đạt được trang thái đồng bộ theo thời gian (Eventual Consistency).
Vậy là bài toán lớn nhất với các hệ thống phi tập trung có thể coi là đã được giả quyết, mở ra một kỷ nguyên mới cho các hệ thống mà người ta gọi là BLOCKCHAIN.
Ethereum - the 2nd generation
Từ sau khi Bitcoin Blockchain ra đời, và open source, người ta đua nhau clone Bitcoin source và chạy các blockchain khác lên, tạo ra các đồng tiền khác, mà thời đó người ta gọi là “Alt coin( Alternative coin)”, có thể kể đến:
- Litecoin
- Bitcoin Cash
- DOGE
- Dash
- ZCash
Sau một thời gian, các blockchain này đối mặt với các bài toán:
- tốc độ transaction rất chậm
- không thể lập trình
Và người ta lao vào nghiên cứu để tạo ra các thế hệ blockchain tiếp theo có thể giải quyết được những bài toán này, Ethereum là kẻ thành công nhất.
Ethereum được ra đời vào 2015, cùng thời với nó cũng xuất hiện vô cùng nhiều những cạnh tranh khác đến từ cả các blockchain được thiết kế riêng độc lập, và cả những blockchain clone lại source code của Ethereum và modify để thay đổi consensus.
Hồi những năm 2015-2017 có hàng tá những blockchain như vậy, ai cũng quảng cáo rằng mình là “Ethereum Killer” với tốc độ kinh ngạc và hàng tá các tính năng.
Kết quả thế nào thì chúng ta đều biết rồi.
Cho tới nay, các ethereum killer đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau, có thể kể đến:
- chết (rất nhiều)
- cứ sống vậy thôi (rất nhiều)
- hoạt động với vai trò layer 2, thành công nhất có thể kể đến Polygon (Matic). Thậm chí Matic có thể coi gần như layer 1 được, vì hệ sinh thái có thể hoàn toàn tách rời Ethereum mà vẫn sống ổn. Ngoài ra cũng có các Layer 2 khác mới hơn như Optimism, Abitrum, xDAI, Zk Rollups
Tại thời điểm viết bài, chúng ta vẫn đang ở thế hệ thứ 2 này.
The next generation
Công nghệ nào cũng vậy, khi phát triển tới tới hạn, sẽ có những vấn đề không thể giải quyết được, đó là thời điểm để những công nghệ mới sinh ra và thay thế công nghệ cũ.
Sự thành công gần đây của BSC hay Polygon, bởi Ethereum đang gặp vấn đề rất lớn về:
- tốc độ chậm. Dù Ethereum nhanh hơn Bitcoin, nhưng là chưa đủ để phục vụ sự phát triển của blockchain.
- phí quá cao, có những lúc giá gas lên 1000 gwei, 1 transaction hàng trăm đô.
Nhưng về cơ bản, dù BSC hay Polygon cũng chỉ là giải pháp tình thế cho Ethereum mà thôi, nó không phải là solution cho tương lai. Minh chứng rất rõ ràng rằng khi traffic trên polygon và bsc nâng cao, mạng chậm & hay lỗi thấy rõ.
Bởi chúng vẫn là hàng clone Ethereum với những consensus khác mà thôi, giống các ethereum killer bên trên.
Đã đến lúc ta cần các blockchain thế hệ tiếp theo.
Các bài toán mà thế hệ tiếp theo cần giải quyết là gì?
- tốc độ
- phí
- tính tương tác (interoperability): số lượng các blockchain hiện giờ quá nhiều, ta cần những cơ chế để chúng có thể tương tác lẫn nhau. Đây là một bài toán triệu đô vô cùng quan trọng.
- khả năng lưu trữ: Theo thời gian dung lượng các blockchai ngày càng trở nên lớn, hàng trăm GB cho mỗi node, ta cần nhu cầu lưu trữ hợp lý hơn cho các blockchain này.
- khả năng mở rộng mà vẫn giữ được tính bảo mật
Hầu hết các blockchain hiện đại đều có tốc độ rất cao và phí rất rẻ. Nhưng không phải blockchain nào cũng có thể có được tính mở rộng và tương tác tốt.
Những cái tên kể đến trong thế hệ này, nổi bật nhất có lẽ là:
- ETH 2.0
- DOT
- Cosmos